Trong số này, mạng xã hội và so sánh bản thân là nguồn áp lực mà rất nhiều bạn trẻ gặp phải.
“Nhưng những nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng, nếu chúng ta càng đắm chìm vào mạng xã hội, nỗi sợ cô đơn càng lên đỉnh điểm. Càng nhiều bạn trên Facebook, TikTok, Zalo,... sự cô đơn càng nhiều hơn. Chúng ta có thể tham gia vào những cuộc trò chuyện, bình luận, đóng góp ý kiến trên những nền tảng đó, với những người có thể chẳng bao giờ nhìn thấy mặt nhưng khi cần một người bên cạnh để chia sẻ, an ủi trực tiếp lại không có”, ông Hà nói.
Bên cạnh đó, hiện nay, không ít thanh niên có hiện tượng sống “phông bạt”. “Lúc nào cũng phải hoành tráng, làm gì cũng phải ghê gớm như tổng giám đốc, tổng tài, đại gia... Họ thích thể hiện điều đó, vì sao? Bởi tự ti với chính bản thân mình, cảm thấy kém cỏi so với người khác. Bởi lên mạng, ai cũng “phông bạt”, nhưng chúng ta không biết đâu là thật, đâu là giả. Chúng ta thấy họ có những bức ảnh đẹp chụp cảnh ngồi ở những nhà hàng đắt tiền, ăn chơi ở những nơi sang chảnh, đi những chiếc xe giá trị hàng chục tỷ, hay kiếm nhiều tiền... Những điều đó làm cho các em tự so sánh mình với người khác. Thậm chí sự so sánh đó bỗng làm các em trở nên đau khổ, đôi khi khiến các em sai lầm khi tìm mọi cách để được giống những người đó. Nhiều bạn trẻ ngày nay đã phải trả giá sau song sắt nhà tù chỉ vì làm rất nhiều điều chỉ để giống những ‘người giàu có ở trên mạng’”, ông Hà chia sẻ.
Theo ông Hà, chính mạng xã hội cũng làm cho các bạn trẻ gặp phải một vấn đề tâm lý rất phổ biến hiện nay là tâm lý “sợ bỏ lỡ”. “Tức là lúc nào các em cũng cảm thấy lo sợ bị lỡ thông tin, lạc hậu so với người khác, dẫn đến tự bản thân cảm thấy căng thẳng. Cứ thế, về đến nhà hay rời bàn học là các em phải “ôm” điện thoại xem rằng có thông tin gì để tham gia vào bình luận, nói chuyện. Hội chứng sợ bỏ lỡ này làm cho các bạn trẻ luôn ở trong trạng thái phụ thuộc điện thoại và mạng xã hội”.
Những dấu hiệu cho thấy sức khỏe tinh thần đang bị ảnh hưởng gồm: mất hứng thú trong sinh hoạt và học tập; hiệu suất trong công việc, học tập suy giảm; khó hoặc mất ngủ thường xuyên,...
Do đó theo ông Hà, các bạn trẻ cần quan tâm đến việc cải thiện sức khỏe tinh thần như: xây dựng thói quen ngủ lành mạnh, tập thể dục đều đặn, duy trì chế độ sinh hoạt (ăn uống, vui chơi, học tập) cân bằng,...
Đặc biệt cần quan tâm, chăm sóc giấc ngủ của chính mình. Khi đi ngủ cần tuyệt đối bỏ xa những thứ có thể gây ảnh hưởng như điện thoại, truyện,...
Các em có thể “quản lý stress” thông qua việc phát triển sở thích và đam mê, hạn chế sử dụng mạng xã hội, nuôi dưỡng các mối quan hệ xã hội.
“Để cải thiện sức khỏe tâm thần, cần thực hành một số việc như: tìm kiếm hỗ trợ chuyên môn (người tin cậy để chia sẻ; trị liệu), học cách đặt mục tiêu và quản lý thời gian, giới hạn tiếp xúc với thông tin tiêu cực, thực hành lòng biết ơn,.., ông Hà nói.
Ông Vũ Văn Thắng, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sinh viên - ĐH Quốc gia Hà Nội cho hay, thực tế cho thấy, các học sinh, sinh viên - những người trẻ đang ở vào độ tuổi thể chất sung mãn nhất lại đang phải đối diện với nhiều vấn đề về sức khỏe hơn thế hệ trước, trong đó có sức khỏe tinh thần.
Để hỗ trợ tư vấn, chăm sóc sức khỏe cho các em, Trung tâm hỗ trợ sinh viên - ĐH Quốc gia Hà Nội đã phối hợp với Bệnh viện Trường ĐH Y dược và Bệnh viện ĐH Quốc gia Hà Nội triển khai chương trình “Tư vấn, chăm sóc sức khỏe cho học sinh, sinh viên”.
Theo đó, các chuyên gia đến từ 2 bệnh viện này sẽ tư vấn miễn phí cho học sinh, sinh viên thông qua số hotline và trực tiếp tại bệnh viện.
Cùng đó, cung cấp ưu đãi trong công tác khám, chữa bệnh đối với các dịch vụ ngoài Bảo hiểm y tế cho học sinh, sinh viên.
Chương trình cũng nhằm mục đích nâng cao nhận thức, kiến thức, thái độ, hiểu biết và kỹ năng thực hành tự chăm sóc sức khỏe của học sinh, sinh viên; kịp thời phát hiện, giải đáp, đưa ra lời khuyên, hỗ trợ khám, chữa bệnh, giúp tăng cường sức khỏe toàn diện cho các em.
Theo bà Thanh H., bà đã trực tiếp đến nhà hơn 20 học sinh để trả lại tiền. Những gia đình nào không biết địa chỉ, bà nhờ các phụ huynh, buôn trưởng đưa đến. Ngoài ra, có một số phụ huynh đến nhận tại trường.
"Khi trả lại tiền, tôi đều gửi lời xin lỗi chân thành tới phụ huynh", bà Thanh H. nói.
Một lãnh đạo trường Mạc Thị Bưởi xác nhận, bà Thanh H. đã trả lại toàn bộ số tiền BHYT cho học sinh. Nhà trường đang chờ kết luận cuối cùng của UBND TP Buôn Ma Thuột.
Trước đó, vào đầu năm học 2023-2024, một phụ huynh tên H. đóng 632.000 đồng cho bà Thanh H. để mua thẻ BHYT có thời hạn một năm cho con.
Tuy nhiên, đến tháng 7 vừa qua, con chị H. phải nhập viện điều trị nhưng phía bệnh viện thông báo thẻ BHYT của trẻ đã hết hạn 7 tháng. Chị H. khẳng định đã nộp tiền mua thẻ BHYT cho nhà trường nhưng bệnh viện không chấp nhận. Chị phải đóng viện phí hơn 3 triệu đồng để con được chữa bệnh.
Sau vụ việc, Trường Tiểu học Mạc Thị Bưởi đã rà soát lại thì phát hiện thêm 77 học sinh khác cũng không được mua thẻ bảo hiểm dù đã nộp tiền.
Trường Tiểu học Mạc Thị Bưởi cho biết, từ năm 2021, bà Thanh H. nhận kiêm nhiệm làm thêm cán bộ y tế học đường của trường. Sau vụ việc này, bà đã làm đơn xin nghỉ kiêm nhiệm, chỉ làm công việc văn thư và được lãnh đạo trường chấp thuận.
Năm ngoái, trong chuyến thăm tới Thành Đô, cũng là thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên (Tây Nam Trung Quốc), CEO Intel Patrick Gelsinger cho biết những ưu đãi của thành phố đã tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi, mở đường cho sự tăng trưởng ổn định của công ty.
Động thái của Intel được đưa ra trong bối cảnh trước đó, ngày 16/10, Hiệp hội An ninh mạng Trung Quốc kêu gọi đánh giá toàn diện các sản phẩm của công ty này để bảo vệ an ninh quốc gia và quyền lợi người tiêu dùng.
Cụ thể, Hiệp hội nói rằng Intel “vô trách nhiệm với khách hàng”, cáo buộc công ty Mỹ sử dụng các tính năng quản lý từ xa để giám sát người dùng, bí mật cài “cửa hậu”, từ đó dẫn đến nguy cơ mất an toàn thông tin và mạng lưới.
Cho đến nay, gần 1/4 doanh thu toàn cầu của Intel đến từ thị trường Trung Quốc. CPU Intel có mặt trong các sản phẩm điện tử tiêu dùng như laptop, máy chủ trung tâm dữ liệu.
Theo Viện Công nghệ thông tin và Truyền thông, các máy chủ sử dụng kiến trúc x86 của Intel chiếm khoảng 90% thị trường máy chủ CPU trong nước năm 2023 và ARM chiếm 10% còn lại.
(Theo SCMP)